Ngày nay, cảm biến âm thanh đã trở thành phổ biến và được sử dụng rất nhiều trong thực tế. Vậy cảm biến âm thanh có những đặc điểm gì, nguyên lý hoạt động và ứng dụng như thế nào. Trong bài viết này sẽ thảo luận về tổng quang của module cảm biến âm thanh nhé. 
cảm biến âm thanh

Cảm biến âm thanh là gì?

Cảm biến âm thanh là module được sử dụng để phát hiện cường độ âm thanh.
Các ứng dụng của module này bao gồm chuyển đổi, bảo mật và giám sát,... Độ chính xác của cảm biến này có thể được thay đổi để dễ sử dụng.
Cảm biến này có khả năng xác định mức độ nhiễu trong DB( decibel) ở tần số 3kHz~6kHz xấp xỉ tai người cảm nhận.

Cấu hình chân pin của cảm biến âm thanh

cảm biến âm thanh
Cảm biến âm thanh

- Pin 1(VCC): 4V đến 6V
- Pin 2(GND): Chân nối Mass
- Pin 3(OUT): Chân đầu ra tín hiệu số

Nguyên lý làm việc

Nguyên lý làm việc của cảm biến âm thanh dựa theo cơ chế của tai người, nó sử dụng các rung động để chuyển thành các tín hiệu điện. Các cảm biến bao gồm một màng loa được thiết kế với các nam châm được xoắn bằng dây kim loại. Khi tín hiệu âm thanh chạm vào màng loa, sau đó nam châm trong cảm biến rung và dòng điện đồng thời có thể được kích thích từ cuộn dây.

Ứng dụng

Cảm biến âm thanh được sử dụng rất nhiều trong các dự án điện tử khác nhau với sự trợ giúp của bo mạch Arduino, có thể kể đến như:
- Hệ thống bảo mật cho các chung cư và tòa nhà
- Mạch nghe lén
- Mô hình nhà thông minh
- Điện thoại thông minh
- Nhận dạng âm thanh xung quanh
- Nhận dạng mức âm thanh

Có thể bạn quan tâm mô hình điều khiển thiết bị bằng giọng nói: