Cảm biến nhiệt độ có nhiều hình dạng. Tuy nhiên, chiếc cảm biến được ưa chuộng nhất trong các ứng dụng thương mại và công nghiệp thường được đặt trong khung làm bằng thép không gỉ, được nối với một bộ phận định vị, có các đầu nối cảm biến với các thiết bị đo lường.

Trong các trường hợp khác, đặc biệt là trong các ứng dụng thực tiễn như trong cặp nhiệt độ, người ta lại hay sử dụng loại cảm biến không có khung. Lợi thế của những chiếc cảm biến này là cho kết quả nhanh với kích thước nhỏ gọn và chi phí sản xuất thấp.

Đối với các cảm biến nhiệt, được dùng để đo nhiệt độ trên 6000C, nguyên liệu để chế tạo khung phải được chọn lựa một cách kĩ càng dựa trên độ dung sai hóa học đối với môi trường đo và những tác dụng hóa học mà chúng có thể gây ra tới các nguyên liệu trong cảm biến. Sự tán xạ của các nguyên tử sẽ tăng lên rất nhiều tại các nhiệt độ cao.


Lựa chọn cảm biến nhiệt

Có rất nhiều loại cảm biến đo nhiệt độ khác nhau, việc lựa chọn chúng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: độ chính xác, khoảng nhiệt, tốc độ phản ứng, môi trường (hóa học, vật lý, hay điện) và giá thành.

Việc lựa chọn cảm biến không hề dễ dàng, cách an toàn và hay được sử dụng nhất là lựa chọn theo ngành nghề bởi thông thường, mỗi loại cảm biến được thiết kế để phục vụ cho một chuyên ngành riêng.

Việc lựa chọn cũng có thể dựa trên những yêu cầu về các vấn đề sau:

- Độ chính xác

- Sự linh hoạt, có thể lắp ráp dễ dàng

- Giới hạn khoảng nhiệt cần đo

- Giá thành

- Có thể điều chỉnh riêng lẻ hay không

- Sự tương thích với môi trường và những ảnh hưởng (nếu có) của các tác nhân bên ngoài môi trường.


Các lưu ý khi chọn mua cảm biến nhiệt độ:

Loại cảm biến nhiệt độ cần sử dụng:

Trước tiên, ta cần xác định loại cảm biến nhiệt độ cần sử dụng là loại nào? Thông thường ta sẽ có 2 loại phổ biến nhất là cảm biến nhiệt độ pt100 và cảm biến nhiệt độ can nhiệt.

Ngoài ra ta cũng cần lưu ý đến tín hiệu output của cảm biến nhiệt độ:

-Loại cảm biến nhiệt độ pt100 sẽ cho tín hiệu output là điện trở (Ω).

-Cảm biến nhiệt độ can nhiệt sẽ cho tín hiệu output là điện áp (mV).

-Cảm biến nhiệt độ loại dây hay cảm biến nhiệt độ loại đầu củ hành (head-mounted)?

-Loại cảm biến nhiệt độ dạng dây thích hợp dùng trong các vị trí có diện tích nhỏ. Loại cảm biến nhiệt độ loại đầu củ hành chỉ có thể gắn ở những vị trí có diện tích lớn vì kích thước lớn hơn.

Cảm biến nhiệt độ loại dây hay cảm biến nhiệt độ loại đầu củ hành

Loại cảm biến nhiệt độ dạng dây thích hợp dùng trong các vị trí có diện tích nhỏ. Loại cảm biến nhiệt độ loại đầu củ hành chỉ có thể gắn ở những vị trí có diện tích lớn vì kích thước lớn hơn.

Thang đo nhiệt độ của cảm biến nhiệt độ

Việc lựa chọn cảm biến nhiệt độ liên quan đến giá trị thang đo nhiệt độ của cảm biến:

- Cảm biến nhiệt độ loại dây đo được nhiệt độ maximum là 400 độ C.

- Cảm biến nhiệt độ loại đầu củ hành (head-mounted) đo được nhiệt độ maximum 850 độ C đối với loại cảm biến nhiệt độ pt100 và 1800 độ C đối với loại cảm biến nhiệt độ can nhiệt.

Chiều dài que dò cảm biến

Nếu chúng ta để ý kỹ phần que cảm biến sẽ có 1 phần nhỏ khoảng 4-5mm có màu sắc khác so với phần còn lại. Lý do là phần này sẽ chứa vật liệu cảm biến (platinum). Nghĩa là phần còn lại của que cảm biến chỉ là để bảo vệ và nhận tín hiệu từ phần này.

Vì thế ta phải lựa chọn chiều dài que dò ít nhất là 50mm nha.

Đường kính que dò cảm biến

Việc lựa chọn đường kính que dò nhỏ sẽ giúp cho cảm biến nhạy hơn với nhiệt độ. Bởi vì phần vỏ bên ngoài là Inox; nên nếu ta chọn đường kính que dò quá lớn thì sẽ ảnh hưởng đến độ nhạy.

Ren kết nối của cảm biến nhiệt độ

Đối với các loại cảm biến nhiệt độ thông thường; ta có thể chọn các loại ren kết nối phù hợp với yêu cầu sử dụng. Tuy nhiên trên thị trường có các bộ chuyển ren, ta có thể sử dụng để đổi lại.

Còn đối với các loại cảm biến nhiệt độ bọc sứ, loại này sẽ không có ren kết nối. Ta cần phải chọn đường kính đúng với đường kính nơi cần đo. Bởi vì loại bằng sứ này có cách sử dụng khá đặc biệt là chọc thẳng que dò vào vị trí cần đo nhiệt độ.

Cảm biến nhiệt độ có cần thêm bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ

Cảm biến nhiệt độ sẽ cho ra các tín hiệu output khác nhau: output là điện trở (Ω) đối với cảm biến nhiệt độ pt100 và điện áp (mV) đối với cảm biến nhiệt độ can nhiệt.

Thông thường, các thiết bị điều khiển lập trình như PLC hoặc Scadar sẽ không nhận được trực tiếp các tín hiệu này mà chúng ta phải chuyển các tín hiệu này sang tín hiệu 4-20mA để đọc.