Ứng dụng cảm biến rung được dùng trong công trình hoặc trên vỏ máy móc: dùng gia tốc kế hoặc cảm biến vận tốc rung. Các cảm biến này có thể phát hiện tín hiệu rung động ở tần số cao liên quan đến thân ổ trục, cộng hưởng trên thân vỏ và bệ máy, rung động trong cánh quạt tua-bin hoặc máy nén khí, hư hỏng của trục lăn hoặc bạc đạn, tiếng ồn trong hộp số …




Ứng dụng đo chuyển vị liên quan đến trục quay: dùng đầu dò tiệm cận. Dùng trong các hệ thống tua-bin, máy nén ly tâm, hộp số và bộ truyền động, động cơ điện, bơm cỡ lớn (> 300 HP). Các cảm biến này phát hiện chuyển vị tĩnh trên trục, đáp ứng không cân bằng, hiện tượng sai lệch, trục bị uốn cong, bạc đạn quá tải, bất ổn động lực …

Một số loại cảm biến đo rung thông dụng

Gia tốc kế

Gia tốc kế là một thiết bị đo rung động, hoặc gia tốc của một chuyển động của một cấu trúc. Lực tạo ra từ rung động hoặc thay đổi về chuyển động (gia tốc) sẽ tác dụng lên vật liệu áp điện (bằng thạch anh hoặc gốm) bên trong, sinh ra một tín hiệu điện tích tỉ lệ với lực tác động và gia tốc. Tùy vào cấu tạo bên trong mà gia tốc kế được phân ra nhiều loại khác nhau.



Gia tốc kế dạng trượt: phần tử thạch anh nằm giữa giá đỡ và khối địa chấn.

Gia tốc kế dạng uốn cong: phần tử thạch anh bên trong sẽ bị uốn cong khi được gia tốc hoặc có rung động. Thiết kế này giúp cảm biến có kích thước nhỏ gọn, ổn định nhiệt tốt, phù hợp cho các ứng dụng có tần số và mức gia tốc thấp

Gia tốc kế dạng nén: có cấu trúc đơn giản, độ bền cao

Cảm biến vận tốc rung

Cảm biến vận tốc rung cấu tạo bao gồm một cuộn dây và một nam châm, được đặt sao cho nếu phần khung di chuyển thì nam châm có xu hướng cố định do quán tính. Chuyển động của nam châm và cuộn dây tạo ra một dòng điện tỉ lệ với vận tốc rung. Phần tử này hoạt động độc lập và không cần nguồn điện hay mạch biến đổi tín hiệu bên ngoài.

Cảm biến tiệm cận



Cảm biến điện dung sử dụng đặc tính điện dung giữa hai bề mặt dẫn điện để đo: khoảng cách giữa hai bề mặt thay đổi dẫn đến thay đổi điện dung