Cảm biến rung có chức năng đo rung động của một thiết bị nào đó và lúc này thì độ rung động được đặc trưng bởi độ dịch chuyển, tốc độ hoặc là gia tốc của các vật thể.

Cảm biến rung là dòng của cảm biến, được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Một trong những ứng dụng phổ biến nhất trong cuộc sống hiện nay đó chính là cảm biến rung trong smartphone.

Cấu tạo cảm biến rung

Trong cảm biến rung thì gồm có một cuộn dây và một nam châm 2 thành phần này sẽ được đặt sao cho khi chúng ta di chuyển phần khung thì nam châm có xu hướng cố định do quán tính.

Khi này thì chuyển động của nam châm và cuộn dây tạo ra một dòng điện tỉ lệ với vận tốc rung. Các phần tử này hoạt động độc lập và cũng không cần đùng đến nguồn điện hay mạch biến đổi tín hiệu từ bên ngoài.

Phân loại cảm biến rung

Trong cảm biến rung thì người ta chia ra thành các loại sau.

-Cảm biến điện.

-Cảm biến dòng xoáy.

-Cảm biến cảm ứng.

-Cảm biến điện dung.

-Cảm biến điện cảm quán tính.

-Cảm biến gia tốc áp lực.

-Cảm biến áp áp.

-Trở kháng của đầu.

-Bộ cảm biến ứng suất kháng.

Ứng dụng cảm biến rung

Chính vì nguyên lý hoạt động đó mà cảm biến rung được dùng trong các tác vụ rung trong smartphone như rung để mở, rung để chơi nhạc, rung để làm một hành động bất kỳ, một tác vụ bất kỳ nào đó.