Xin chào các bạn, trong bài viết này mình xin trình bày đến các bạn một số thông tin và kiến thức về khái niệm cũng như vai trò của Cảm biến tốc độ gió.
1. Cảm biến tốc độ gió là gì?
Cảm biến tốc độ gió hay còn gọi là cảm biến đo tốc độ luồng không khí chảy trong đường ống. Cảm biến đo tốc độ gió có khả năng đo lường được tốc độ của dòng không khí (gió) trong đường ống tại vị trí chúng ta lắp cảm biến.
Cảm biến đo tốc độ gió gồm có một vỏ, bộ phận gió 3 cánh, 1 cáp đầu ra 4 dây. Bộ cảm biến được làm bằng vật liệu hợp kim nhôm, với kết cấu đơn giản, có độ bền cao, chống chịu thời tiết, chịu nước tốt, chống ăn mòn, nó là thiết bị lý tưởng cho nhiều ứng dụng đo gió hiện nay.
Thông số của Cảm biến đo tốc độ gió
- Phong cách: 3 cánh
- Giao tiếp: RS485 / RS232
- Điện áp: 9V-24VDC
- Độ phân giải: 0.1 M / S
- Tín hiệu out Loại xung MAX ≤ 200MW
- Tốc độ gió khởi động: 0,4 ~ 0,8M / S
- Tốc độ gió đo được: 0-30m / s hoặc 0-60m / s
- Nhiệt độ hoạt động: -40 ℃ ~ 80 ℃
- Khoảng cách truyền dẫn: > 1000 m
- Chiều dài dây cảm biến: 3m
2. Ứng dụng của cảm biến tốc độ gió
Cảm biến đo tốc độ gió được sử dụng rộng rãi trong máy móc kỹ thuật, thông thường được gắn trong các đường ống nhằm mục đích giám sát tốc độ gió trong đường ống. Các đường ống cần gắn cảm biến tốc độ gió như các đường ống gas, đường ống khí, lò sấy, lò hơi...
Ngoài ra cảm biến tốc độ gió còn được sử dụng để đo tốc độ gió bên ngoài môi trường, sử dụng trong dự báo khí tượng thủy văn giúp chúng ta dự báo được tốc độ gió bão để phòng tránh. Cảm biến đo tốc độ gió cũng giúp ích cho các chủ tàu biển đo đạc được tốc độ gió chính xác để tránh các sự cố rủi ro. Cảm biến tốc độ gió còn giúp chúng ta nhận biết được tốc độ gió để kiểm soát được hệ thống thông gió trong tòa nhà, nhà máy, báo cháy...
Post a Comment
Post a Comment