Cảm biến áp suất chính là thiết bị được dùng để nhận biết sự thay đổi của áp suất và chuyển đổi giá trị áp suất đó thành tín hiệu điện. Áp suất hay còn được gọi là áp lực vì thế cảm biến áp suất còn được gọi là cảm biến áp lực.
Cảm biến áp suất nhận được sự thay đổi liên tục của áp suất đo được sau đó sẽ trả tín hiệu dạng Analog dòng 4-20mA hoặc áp 0-10V hoặc 0.5-4.5V. Sự thay đổi của áp suất sẽ biến thiên gần bằng với giá trị áp suất đầu vào.
Tín hiệu dòng 4-20mA:
Đây là tín hiệu được dùng nhiều nhất trong ngành công nghiệp bởi nó có khả năng chống nhiễu và đem lại độ chính xác cao, không bị suy giảm bởi tín hiệu khi truyền đi. Đây cũng chính là lý do chính mà phần lớn các loại cảm biến áp lực đều dùng tín hiệu dòng 4-20mA.Tín hiệu áp 0-10V hoặc 0.5-4.5V, 0-5V:
Ở các cảm biến áp suất trước đây, phần lớn chỉ nhận tín hiệu áp dạng 0-10v , 0-5V hay 0.5-4.5V. Đa phần là các main board của Nhật Bản, trong khi ai cũng đều biết Nhật là một trong những quốc gia đi đầu về ngành bán dẩn và linh kiện điện tử.
Vì sao cần phải dùng cảm biến áp suất?
Dùng cảm biến áp suất để làm gì và vì sao cần phải dùng cảm biến áp suát sẽ phụ thuộc rất vào yêu cầu kỹ thuật. Trong đó nếu dùng cảm biến áp suất để điều khiển motor qua biến tần hoặc dùng cảm biến áp suất chỉ để hiển thị giá trị áp suất tại một vị trí nào đó trong phòng kỹ thuật nhưng vẫn điều khiển được.Như vậy cảm biến áp suất sẽ chỉ có nhiệm vụ là đọc được giá trị áp suất và truyền tín hiệu về. Tín hiệu truyền về dưới dạng dòng điện có thể truyền đi xa được. Tín hiệu điều khiển sẽ được biến tần, bộ hiển thị, PLC … xử lý nhằm điều khiển áp suất đầu vào của hệ thống.
Chọn cảm biến áp suất như thế nào?
Sau khi biết được vì sao cần phải dùng cảm biến áp suất, chắc nhiều bạn sẽ có thắc mắc chọn cảm biến áp suất như thế nào tốt nhất. Thực ra sẽ rất khó khăn nếu như chúng ta chỉ là người sử dụng, trong khi có rất nhiều loại cảm biến khác nhau cho cùng một ứng dụng. Do đó, để lựa chọn cảm biến áp suất chúng ta cần lưu ý nhưng thông tin:– Mục đích sử dụng cảm biến áp suất dùng để làm gì
– Lưu ý đến các thông số kỹ thuật chi tiết của cảm biến cần dùng
– Tín hiệu ngõ ra của cảm biến áp suất như thế nào (thông thường là 4-20mA)
– Môi trường làm việc của cảm biến áp lực là môi trường nào: chất lỏng, khí nén….
– Cảm biến áp suất có sai số cho phép cần đo
– Thời gian đáp ứng của cảm biến
– Có chỉnh được thông số trên cảm biến hay không
– Loại kết nối của cảm biến áp suất
– Xuất xứ, giá thành và nguồn cấp
Post a Comment
Post a Comment