Khi lựa chọn cảm biến áp suất khách hàng thường không để ý tới nguyên lý hoạt động cảm biến áp suất mà thường chỉ quan tâm đến áp suất đầu vào là bao nhiêu bar, tín hiệu ngõ ra là 4-20mA hay 0-10V, kết nối ren loại gì G1/2″ hay là G1/4″. 

Các thông số trên chỉ là thông số tối thiểu để chọn cảm biến áp suất, để biết được chi tiết cảm biến áp suất của mình đang sử dụng có phù hợp với yêu cầu kỹ thuật hay không chúng ta cần xem xét kỹ hơn về thông số kỹ thuật.


Bên ngoài cảm biến được cấu tạo bằng thép không rỉ, bên trong là lớp màng (sensor) sẽ thay đổi khi có áp lực tác động vào, sự thay đổi của màng được một vi mạch điện tử khuếch đại thành tín hiệu điện.


Khi áp suất Dương (+) đưa vào thì lớp màng sẽ căng lên từ trái sang phải, còn khi đưa vào áp suất âm (–) thì lớp màng sẽ căng lên từ phải sang trái. Chính sự dịch chuyển này sẽ đưa tín hiệu về mạch xử lý và đưa ra tín hiệu để biết áp suất đưa vào là bao nhiêu.



Bên trên lớp màng này có các cảm biến rất nhỏ để cảm nhận được lực căng của màng tương ứng với ứng suất đầu vào. Khi có áp lực đưa vào cảm biến thì lớp màng sẽ bị thay đổi theo tương ứng với lực đầu vào. 

Các cảm biến trên lớp màng sẽ so sánh sự thay đổi giữa lúc ban đầu và lúc có áp lực để biết được sự thay đổi này là bao nhiêu phần trăm (%) tương ứng với dãy đo. Các vi xử lý sẽ giải mã các tín hiệu điện và đưa về tín hiệu 4-20mA hoặc 0-10V tương ứng với áp suất đầu vào.