Tại sao dùng tín hiệu 4-20ma mà không dùng tín hiệu 0-20ma
Một ví dụ cho chúng ta dễ hiểu. Đó là nếu chúng ta có một cảm biến áp suất với thang đo là 0-10bar và tương ứng với tín hiệu ngõ ra của nó là 4-20ma hoặc 0-20ma.Nếu chúng ta dùng cảm biến có ngõ ra tín hiệu 0-20ma thì khi hoạt động bình thường lúc không có áp suất tín hiệu ngõ ra vẫn 0ma và lúc áp suất được 10bar thì tín hiệu là 20ma. Như vậy nếu trong trường hợp cảm biến bị hư hỏng hoặc bị đứt dây kết nối giữa cảm biến và các thiết bị hiển thị thi chúng ta cũng không thể biết được. Vì lúc hoạt động và lúc bị hỏng cảm biến đều cho ra tín hiệu là 0ma. Đây chính là điều bất tiện lớn nhất. Chúng ta sẽ khó xác định được lỗi để khác phục nhanh nhất.
Ngược lại nếu chúng ta dùng cảm biến có ngõ ra tín hiệu 4-20ma thì khi cảm biến hỏng hoặc đứt dây thì lập tức tín hiệu sẽ trả về 0ma thay vì trả về tín hiệu chuẩn là 4ma. Từ đó chúng ra sẽ xác định được lỗi ngay và xử lý kịp thời bằng cách kiểm tra cảm biến áp suất hoặc kiểm tra lại dây dẫn.
Ưu điểm tín hiệu dòng 4-20ma so với tín hiệu áp 0-10v, 0-5v hoặc 1-5v
Đối với tín hiệu áp thì với khoảng cách xa sẽ dẫn đến bị suy giảm tín hiệu trên đường dây dẫn. Thậm chí nếu dây dẫn chúng ta đi qua vùng có từ trường cao như nguồn động lực, motor công suất lớn… sẽ rất dễ bị nhiễu bởi sóng hài. Và để khắc phục nó chúng ta cần phải lắp thêm những bộ cách ly chống nhiễu. Và điều này sẽ làm gia tăng chi phí đồng thời tín hiệu cũng không được ổn định.Còn đối với tín hiệu dòng 4-20ma thì sao? Vì nó có thể truyền đi xa đến hàng trăm mét mà không bị ảnh hưởng bởi những sóng hài xung quanh khu vực dây dẫn đi qua. Một ưu điểm nữa là hiện tại phần lớn điều dùng loại tín hiệu 4-20ma 2 dây nên sẽ tiết kiệm được chi phí. Thay vì tín hiệu áp phải dùng ít nhất đến 3 dây dẫn.
Trên đây là một số kiến thức tìm hiểu về việc tại sao dùng tín hiệu 4-20ma mà không dùng các loại tín hiệu áp khác. Hy vọng sẽ giúp ít được cho các bạn khi đọc bài viết này.
Post a Comment
Post a Comment