RTD là thuật ngữ viết tắt của từ Resistance Temperature Detectors là một loại cảm biến nhiệt độ dùng để đo nhiệt. RTD có thiết kế là một thanh kim loại hay dây kim loại mà điện trở của nó phụ thuộc theo sự thay đổi của nhiệt độ.

Cảm biến nhiệt RTD cũng được gọi là điện trở nhiệt bao gồm các loại : Pt100, Pt500, pt1000, Ni100, Ni500. Trong đó 2 loại chính thường dùng trong công nghiệp đo là loại Pt100 và Ni100.


Pt và Ni trong RTD có nghĩa là gì

Pt là thuật ngữ viết tắt của từ Platinum còn có cái tên gọi là bạch kim là loại kim loại quý hiếm

Ni là thuật ngữ viết tắt của từ Niken hàm lượng niken cấu thành càng cao thì độ bền bỉ càng lớn

Pt100 và Ni100 là 2 loại có điện trở phụ thuộc vào nhiệt độ

Cấu tạo điện trở nhiệt RTD

Điện trở nhiệt được cấu tạo đa phần là platinum hoặc niken; cũng có loại dùng đồng nhưng với tiến độ phát triển công nghiệp hóa hiện nay; thì vật liệu đồng đã và đang được thay thế hoàn toàn.

Lý do là 2 loại platinum và niken là 2 loại vật liệu tốt; có tính chịu nhiệt cao trong môi trường khắc nghiệt và điểm đặc biệt nhất của 2 loại này đó là có độ đo chính xác cao lên đến 99.9 %; mà không có một loại vật liệu nào thay thế được.

Trong đó Platinum vẫn chiếm ưu thế hơn Ni vì vật liệu làm từ Platinum có độ bền cao hơn và thang đo nhiệt rộng hơn

Ưu nhược điểm của RTD là gì ?

Ưu điểm của RTD:

-Độ chính xác cao

-Thang đo phạm vi rộng

-Đa dạng về chiều dài

-Nhiệt điện trở được thiết kế đa dạng: loại dây và loại cây nên rất linh hoạt trong việc lắp đặt trong nhà máy

Nhược điểm của RTD :

-Không đo được nhiệt độ trên 850oC

Sự khác biệt giữa RTD và cặp nhiệt điện:


Cặp nhiệt điện hay còn gọi là can nhiệt hoặc thermocouple

Có các loại thermocouple: Can K, S, R, T, B….

Điểm khác biệt lớn nhất giữa pt100 và cặp nhiệt điện là:

Cảm biến RTD mặc dù có phạm vi đo tuy rộng nhưng hạn chế nhưng bù lại độ chính xác của nó trong khi đo rất cao và đầu ra ổn định

Trong khi các loại can nhiệt thì có phạm vi đo rất lớn có cái phạm vi đo lên tới 1700oC; và đo được ở mức liên tục do kết cấu chất liệu sứ cao cấp hoặc thép không rỉ 316L và thành phần Platinum cao; nhưng độ chính xác lại không bằng RTD

So về giá thành thì cảm biến nhiệt độ RTD luôn thấp hơn các loại can nhiệt

Ứng dụng của cảm biến RTD và các cặp nhiệt điện

Điểm chung nhất của 2 loại này; là dùng để đo nhiệt độ ở các khu vực có nhiệt độ cao trong nhà máy; để đảm bảo quy trình vận hành của nhà máy được ổn định hơn; mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh

Tùy vào nhiệt độ khu vực đo mà ta nên chọn các loại RTD hay các cặp nhiệt điện sao cho hợp lý về giá và công suất hoạt động của sản phẩm đạt hiệu quả tốt nhất