Trong quá trình sử dụng cảm biến áp suất có thể bị hỏng hoặc tín hiệu bị chập chờn không ổn định sau nhiều năm. Điều này làm cho việc giám sát hoặc điều khiển không còn được chính xác. Nếu không kiểm tra thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng lúc hư hỏng gây trì trệ cho công việc.


Các loại cảm biến áp suất dùng trong nhà máy

Nếu dùng cho nước thì các thang đo 6bar, 10bar, 16bar là hay sử dụng nhất và tín hiệu ra là 4-20ma hoặc 0-10v.

Còn trong các hệ thống dầu thủy lực, khí nén thì dùng áp suất cao hơn nằm trong khoảng 4-20ma, 0-10v, 0,5v…4,5v.

Cách kiểm tra cảm biến áp suất

Với cảm biến loại tín hiệu ra 4-20ma 2 dây

- Nếu trong nhà máy có máy đo chuyên dùng có xuất sẵn nguồn loop cấp cho cảm biến thì khá đơn giản. Chỉ cần cho 2 que dò vào 2 chân cảm biến nếu giá trị đọc được từ 4ma đến dưới 20ma thì cảm biến vẫn hoạt động tốt. Nếu ngược lại thì cảm biến đã hỏng.



- Nếu chỉ có đồng hồ đo mA thông thường không có nguồn loop cấp cho cảm biến thì làm thế nào? Lúc này chúng ta cần thêm một nguồn 24V rời. Sau đó kết nối cảm biến, đồng hồ đo và bộ nguồn 24v thành mạch vòng như trong bài viết cách đo tín hiệu 4-20ma. Cuối cùng là kiểm tra giá trị đọc được như bước trên là xong.

- Còn một cách nữa để kiểm tra được nếu không có đồng hồ đo là đấu nối cảm biến với thiết bị hiển thị, PLC, biến tần có sẵn trong nhà máy. Nếu các thiết bị này nhận tín hiệu trong khoảng như trên thì cảm biến vẫn còn tốt.

Với cảm biến có ngõ ra tín hiệu áp 0-10v hoặc 0,5v…4,5v

- Cách kiểm tra đơn giản hơn nhiều. Loại cảm biến này thông thường phải cấp nguồn riêng và tín hiệu xuất riêng. Do đó dùng bộ nguồn rời 24V cấp cho cảm biến và dùng đồng hồ đo 2 chân ngõ ra tín hiệu nếu điện áp nằm trong dãy 0-10v hoặc 0,5…4,5v thì cảm biến còn tốt. 



- Riêng đối với tín hiệu 0-10v thì chúng ta cần cấp một ít áp suất cho cảm biến thì mới đo chính xác. Vì nếu không làm như vậy thì lúc nào đo cũng cho ra 0V chúng ta sẽ ko xác định được cảm biến đã hư hay chưa.