Cảm biến mức chất lỏng không tiếp xúc và tiếp xúc là gì?

cảm biến mức chất lỏng không tiếp xúc
Cảm biến mức chất lỏng không tiếp xúc

Cảm biến mức chất lỏng đã xuất hiện rất lâu rồi, và được ứng dụng nhiều trong các thị trường như thực phẩm và đồ uống, công nghiệp, y tế, in ấn, nông nghiệp, ô tô hoặc đo lường mức độ...
Tuy nhiên trên thị trường có rất nhiều loại cảm biến mức cũng như phương pháp đo, đi kèm với đó là mức độ tin cậy, độ chính xác, cũng như chi phí giá thành khác nhau.

Vậy ta nên chọn dùng loại cảm biến mức chất lỏng nào?

Ở đây, mình xin phân loại chúng thành 2 loại chính:

Video ví dụ: 

- Cảm biến mức chất lỏng tiếp xúc.
Video ví du:

Và sau bài viết này, mình hy vọng các bạn có thể lựa chọn loại cảm biến phù hợp cho nhu cầu sử dụng của bạn.

Cảm biến mức không tiếp xúc.

Cảm biến mức chất lỏng radar


 - Nguyên lý hoạt động: 

Cảm biến mức chất lỏng radar phát ra các xung điện từ theo hướng của một vật thể, cho xung đó phản xạ khỏi vật thể và quay trở lại nguồn, và đo thời gian bay của nó. Từ đó có thể tính toán được mức độ chất lỏng.

Khoảng cách = (vận tốc ánh sáng x thời gian trễ) / 2

- Ưu điểm:

+ Cảm biến mức không tiếp xúc radar có những ưu điểm như không bị ảnh hưởng bởi trạng thái của chất lỏng như bị khuấy trộn, ăn mòn, dính, nhiệt độ, áp suất,... 
+ Các thiết bị radar thường bền, ít hư hỏng do không có các bộ phận chuyển động, không tiếp xúc trực tiếp trong quá trình đo.
+ Sử dụng để đo chất lỏng, bùn và chất rắn dạng hạt.

- Nhược điểm: 
+ Tín hiệu từ cảm biến mức không tiếp xúc radar có thể bị ảnh hưởng bởi các sóng điện từ, gây sai lệch kết quả đo.
+ Cẩn phải lắp đặt chính xác, tránh bị cản trở mắt cảm biến
+ Có thể xử lý sự khuấy trộn, tuy nhiên vẫn bị ảnh hưởng bởi hằng số điện môi của môi trường và các điều kiện bề mặt.

Cảm biến mức siêu âm không tiếp xúc

Cảm biến mức siêu âm không tiếp xúc
Cảm biến mức siêu âm không tiếp xúc


- Nguyên lý hoạt động:
Cảm biến mức siêu âm không tiếp xúc sử dụng phương pháp rất giống với cảm biến radar ở trên. Tuy nhiên, thay vì sử dụng sóng radio, nó sử dụng sóng âm thanh.

Khoảng cách = (vận tốc âm thanh x thời gian trễ) / 2

- Ưu điểm: 
+ Giống như cảm biến radar, chúng cũng có thể sử dụng để đo chất lỏng, bùn và chất rắn dạng hạt
+ Vật liệu xử lý tạo ra sự phản xạ âm thanh mạnh hơn được áp dụng nhiều hơn cho loại đo lường này

- Nhược điểm:
+ Thành phần tạp chất trong vật thể cần đo có thể gây sự sai lệch cho phép đo.

Cảm biến loadcell

cảm biến loacell
Cảm biến loadcell

- Nguyên lý hoạt động
+ Cảm biến loadcell, cảm biến thường được sử dụng để đo trọng lượng, cũng có thể dùng để đo mức bể. Các cảm biến này được gắn vào bàn cân và đo lực hướng xuống được áp lên chúng theo khối lượng của thùng chưa ở trên. Bất kì sự thay đổi nào về trọng lượng được đo bởi loadcell đều có thể tương quan với sự thay đổi của mức.
- Ưu điểm: 
+ Có thể sử dụng để phát hiện mức chất lỏng, chất lỏng và chất rắn dạng hạt
- Nhược điểm: 
+ Khi đo, để có tính chính xác thì yêu cầu vật liệu cần đo phải có mật độ không đổi.

Cảm biến mức tiếp xúc

Cảm biến mức điện dung RF 

- Nguyên lý hoạt động:
+ Tương tự như một tự điện điện tử để đo mức. Một tụ điện điện tử bao gồm hai tấm kim loại dẫn điện được ngăn cách bởi một số loại vật liệu cách điện. Điện dung là phép đo lượng năng lượng mà tụ điện có thể lưu trữ.

- Ưu điểm:
+ Cảm biến mức điện dung RF có thể sử dụng cho cả công tắc mức đo điểm hoặc đo mức liên tục.
+ Có thể dùng để đo chất lỏng, chất rắn dạng hạt, độ đục và mức độ giao diện.

- Nhược điểm:
+ Cách lắp đặt phức tạp và khác nhau so với mỗi loại vật thể cần đo mức.
+ Không sử dụng để đo các chất dễ gây hư hỏng như axit,...

Phao điện từ


- Nguyên lý hoạt động:
+ Phao điện từ dựa vào trọng lượng riêng (mật độ) của vật liệu để đo mức. Nó thường sử dụng một thước đo tương tự như tầm nhìn (một ống nối với mặt bên của bể về phía trên và dưới). Phép đo phụ thuộc vào độ mở rộng và rút lại của cáp được kết nối.
- Ưu điểm: 
+ Giá thành thường rẻ so với các loại cảm biến còn lại
+ Không cần nguồn điện để hoạt động

- Nhược điểm: 
+ Độ chính của cảm biến này bị giới hạn bởi số lượng rơ le được đặt trong máy
+ Dễ bị hỏng do kẹt phao hoặc bám vào thành bể. 

Trên đây là những loại cảm biến cơ bản nhất về cảm biến mức không tiếp xúc cảm biến mức tiếp xúc.

Hy vọng qua bài viết trên của mình, các bạn có thể có sự lựa chọn phù hợp cho các dự án của bạn.
Chúc các bạn thành công!!