Việc sử dụng phao cảm biến báo mức nước là một trong các loại cảm biến đo mức nước sử dụng theo phương pháp lâu đời rất được coi trọng trong những thập niên 1990 – 2000 với 2 phương pháp đo chính:

-Phao báo tràn báo đầy dạng ON – OFF

-Phao mực nước dạng tuyến tính

Đối với phao đo mực nước dạng on-off  hay còn gọi là phao thường đóng thường mở. Chiều dài dây kết nối với phao phụ thuộc vào chiều dài bể hoặc bồn chất lỏng



Nước cạn khi phao nằm dưới đáy ở dạng ON bơm nước vào và phao dâng cao hết mức sẽ ở mức OFF lúc này bơm sẽ ngưng không cho chất lỏng đi vào

Thứ 2 là phao nước điện tử. Dòng này có thiết kế bao gồm 1 thanh inox và thiết kế 1 phao đo mức nước dạng inox trượt trên thanh này.

Phao nước điện tử hoạt động theo nguyên lý tạo ra sự thay đổi giá trị điện trở trên thanh inox. Vì trong thiết kế thanh inox có nam châm cho nên khi phao inox chạy lên xuống vô tình làm thay đổi giá trị điện trở của nam châm trong đó nếu chúng ta biết kết hợp thêm bộ chuyển đổi điện trở nam châm sang dòng analog 4-20mA thì nó sẽ trở thành phao đo mực nước dạng tuyến tính output 4-20mA

Lúc này; nước ở tại vị trí thấp nhất sẽ tương ứng với 4mA và ở mức cao nhất phao inox chạy lên điểm max cho ra dòng 20mA



Ưu điểm của cảm biến đo mức nước dạng phao

-Phù hợp với hầu hết các loại chất lỏng hiện nay

-Phao đo mức nước giá rẻ

-Hàng luôn có sẵn dễ thay thế lắp đặt

-Có thể tự chế phao một cách dễ dàng

Nhược điểm của phao báo mức chất lỏng

Tuổi thọ không cao

Tốc độ báo tín hiệu về chậm

Thường hay bị kẹt dễ đến độ chính xác không cao

Không sử dụng được trong môi trường có chất lỏng kết dính như xi măng lỏng, bê tông lỏng, nhựa, bùn…