Cảm biến đo áp suất âm hay còn gọi cảm biến đo áp suất tuyệt đối

Các bước chọn cảm biến áp suất âm

Sự khác nhau của cảm biến áp suất âm và cảm biến áp suất thường

Cảm biến áp suất thường được sử dụng để đo áp suất có giá trị từ 0 atm ( atm là đơn vị đo áp suất , 1 atm bằng 1 bar ) cho tới giá trị lớn nhất của cảm biến. Ví dụ , cảm biến áp suất 0-10 bar thì cảm biến sẽ đo được giá trị từ 0 bar cho tới 10 bar tại khu vực cần đo.

Cảm biến áp suất âm được dùng cho các ứng dụng hút chân không hoặc bơm chân không có giá trị dưới 0 bar tức là áp suất âm ( – ) . Giá trị âm lớn nhất là âm 1 bar ( -1 bar ) – đạt giá trị chân không .

Các thang đo cảm biến áp suất âm

Có rất nhiều thang đo của cảm biến áp suất âm như : -1…0 bar , -1…1 bar , -1…3 bar , -1…5 bar , -1…24 bar

Thang đi được sử dụng nhiều nhất : -1…0 bar , -1….3 bar và -1…24 bar

Chọn thang đo áp suất âm nào cho đúng

Nguyên tắc chọn thang đo cảm biến áp suất âm: chọn giá trị thang đo của cảm biến áp suất lớn hơn áp suất hoạt động thực tế của hệ thống.

Trường hợp 1 : chỉ có áp suất âm

Xác định dải đo áp suất chỉ có âm hay vừa có dương vừa có âm. Trường hợp chỉ có áp suất âm thì chúng ta chọn thang đo áp suất -1…0 bar.

Trường hợp 2 : vừa có áp suất âm vừa có áp suất dương

Xác định áp suất dương cao nhất để chọn thang đo sao cho giá trị Dương của cảm biến áp suất lớn hơn giá trị đo thực tế . Ví dụ , áp suất Dương từ 1-2 bar thì chúng ta chọn thang đo -1…3 bar. Tương tự áp suất dương 10 bar thì chúng ta có thể chọn thang đo -1…24 bar

Tín hiệu ngõ ra cảm biến áp suất âm

Tất cả các cảm biến áp suất thông thường và áp suất âm đều cho ra tín hiệu chuẩn dạng Analog. Trong đó có 3 chuẩn Analog thường gặp nhất :

-Tín hiệu 4-20mA / HART : được sử dụng trong hầu hết các loại cảm biến

-Tín hiệu 0-10V : được sử dụng nhiều sau 4-20mA

-Analog 0-5V : khá hiếm gặp , chỉ gặp trên các thiết bị cũ

Cách lắp đặt & sử dụng

Cảm biến áp suất được lắp trên đường ống hoặc các tank chứa để giám sát áp suất khi bơm hút chân không hoạt động .

Áp suất sẽ được đo chính xác truyền tín hiệu về PLC hoặc truyền trực tiếp tới biến tần , từ biến tần sẽ điều khiển động cơ để tăng hoặc giảm tốc độ .

Cảm biến áp suất âm đóng vai trò là người giám sát với độ chính xác cao hay thấp tìu thuộc vào loại cảm biến áp suất mà chúng ta sử dụng . Các tín hiệu điều khiển lần lượt :

-Cảm biến áp suất âm : 4-20mA

-PLC : nhận và xuất 4-20mA tới tới PLC hoặc biến tần

-Biến tần xuất điều khiển 0-50/60Hz tới Motor

Hai loại cảm biến áp suất âm mà bạn phải biết

Tất cả các cảm biến áp suất đều có nguyên lý đo áp suất giống nhau tuy nhiên lại phân loại thành 02 loại khác nhau rất riêng biệt .

Cảm biến không có hiển thị

Cảm biến áp suất không hiển thị là loại được sử dụng nhiều nhất trong công nghiệp bởi các yếu bởi ưu điểm :

-Giá thành thấp

-Thiết kế nhỏ gọn

-Dùng được trong hầu hết các ứng dụng : hút khí chân không, bơm chìm



Tuy nhiên loại cảm biến áp suất không hiển thị lại có nhược điểm chung :

-Độ chính xác không cao

-Không hiển thị nên không biết được giá trị khi đang đo áp suất

-Độ bền không cao

-Sai số lớn

-Không thể điều chỉnh thang đo khi cần

Cảm biến áp suất có hiển thị

Loại cảm biến áp suất của hiển thị có những ưu việt của mình so với loại cảm biến áp suất không hiển thị :



-Độ chính xác cao

-Thời gian đáp ứng nhanh

-Có màn hình hiển thị áp suất đang đo được

-Điều chỉnh thang đo bất kỳ khi cần thiết