RTD là thuật ngữ viết tắt của từ Resistance Temperature Detectors là một loại cảm biến nhiệt độ dùng để đo nhiệt. RTD có thiết kế là một thanh kim loại hay dây kim loại mà điện trở của nó phụ thuộc theo sự thay đổi của nhiệt độ.

Tín hiệu RTD cũng được gọi là điện trở nhiệt bao gồm các loại: Pt100, Pt500, Pt1000, Ni100, Ni500. Trong đó 2 loại chính thường dùng trong công nghiệp đo là loại Pt100 và Ni100.


Cảm biến nhiệt độ PT100

Pt là thuật ngữ viết tắt của từ Platinum còn có cái tên gọi là bạch kim là loại kim loại quý hiếm.

Cảm biến nhiệt độ Pt100 hay còn gọi là nhiệt điện trở kim loại (RTD), được cấu tạo từ kim loại Platinum được quấn tùy theo hình dáng của đầu dò nhiệt có giá trị điện trở khi ở 0ºC là 100 Ohm. Đây là loại cảm biến thụ động nên khi sử dụng cần phải cấp một nguồn ngoài ổn định.


Ưu - nhược điểm của RTD (PT100)

Ưu điểm:

Dân kỹ thuật gọi RTD là cảm biến nhiệt độ Pt100 vì cơ bản Pt100 hiện nay là dòng sản phẩm luôn được săn lùng nhiều nhất bởi thang đo của nó rất rộng; sai số trong khi đo rất thấp mà giá thành lại rẻ hơn các cặp nhiệt điện rất nhiều.

Pt100 được thiết kế rất đa dạng về chiều dài, loại dây, loại cây nên rất linh hoạt trong việc lắp đặt trong nhà máy.


Nhược điểm:

Nó chỉ có nhược điểm duy nhất là với những ứng dụng cần đo nhiệt độ trên 850ºC thì Pt100 không thể đo được.

Ứng dụng

Dùng để đo nhiệt độ ở các khu vực có nhiệt độ cao trong nhà máy để đảm bảo quy trình vận hành của nhà máy được ổn định hơn mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.

Tùy vào nhiệt độ khu vực đo mà ta nên chọn các loại RTD sao cho hợp lý về giá và công suất hoạt động của sản phẩm đạt hiệu quả tốt nhất.

Hiện nay, để thu thập và truyền dữ liệu từ các loại RTD đi xa, thường sử dụng bộ chuyển đổi tín hiệu đầu vào là các RTD và đầu ra là tín hiệu số, qua cổng RS485 và giao thức Modbus RTU