-Khoảng cách cần đo là bao nhiêu mét .
-Nguyên vật liệu cần đo là chất lỏng hay chất chất rắn . Thông thường cảm biến đo trong chất lòng 5m thì chỉ có thể đo được chất rắn 3m , tương tự với các dãy đo lớn hơn cũng vậy , nên ta cần biết chính xác độ cao cần đo tương ứng với từng loại nguyên vật liệu .
-Điểm chết của cảm biến là bao nhiêu milimet , đây là một thông số khá quan trọng mà rất ít người quan tâm đến -cũng có khi là không biết vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cailip trên thực tế . Thông thường điểm chết này là 200mm tính từ đầu cảm biến .
-Sai số cho phép của cảm biến đo mức liên tục bằng sóng siêu âm . Đối với một số hãng sẽ tính sai số bằng phần trăm ( % ) , sau số càng lớn khi độ cao càng xa với mức tính sai số này . Ngoài ra còn một cách tính sai số khác đó là tính bằng khoảng cách ( mm ) , với cách tính này thì độ chính xác cao hơn tuy nhiên giá thành cũng sẽ cao hơn rất hiều .
-Nhiệt độ chịu đựng của cảm biến đo mức liên tục bằng sóng siêu âm , các cảm biến đo mức bằng sóng siêu âm có thể chịu được nhiệt độ 80-85 độ . Các môi trường làm việc có nhiệt độ cao hơn nên chọn một phương pháp khác cho phù hợp .
-Áp suất chịu đựng của cảm biến đo mức liên tục bằng sóng siêu âm , các cảm biến siêu âm thường chỉ chịu được áp suất dưới 1 bar nên các tank kín có áp suất thì ko thể dùng cảm biến đo mức bằng sóng siêu âm mà phải dùng bằng phương pháp đo mức bằng áp suất
Post a Comment
Post a Comment