Cảm biến áp suất có nhiều loại 2 dây, 3 dây, 4 dây cùng tìm hiểu cách đấu cảm biến áp suất cho từng loại bao gồm dùng cho nước, hơi, thủy lực…

Cách đấu cảm biến áp suất với biến tần loại 4-20ma 2 dây

Với cảm biến áp suất 4-20ma này thì nguồn và tín hiệu chung trên 2 dây. Do đó nếu chúng ta đấu nối không đúng cách thì cảm biến sẽ không hoạt động được.



Nếu biến tần chúng ta có ngõ ra sẵn nguồn 24V luôn thì việc đấu nối sẽ đơn giản hơn. Chúng ta sẽ đấu thành mạch vòng giữa cảm biến áp suất, tín hiệu ngõ vào analog và ngõ ra 24VDC.

Cụ thể chúng ta sẽ đấu như sau: nguồn dương (+) của nguồn 24V sẽ đấu với chân dương cảm biến. Chân âm của cảm biến đồng thơi cũng là chân xuất tín hiệu sẽ đấu với chân dương tín hiệu vào trên biến tần. Và công việc cuối cùng là chân âm tín hiệu đầu vào và chân âm nguồn 24V đấu chung với nhau.



Nếu biến tần không có nguồn 24VDC xuất sẵn thì chúng ta cần chuẩn bị thêm một bộ nguồn rời. Sau đó chúng ta sẽ tiến hành đấu nối như bước trên thì cảm biến sẽ hoạt động bình thường.

Một lưu ý khác đó là tùy thuộc vào cảm biến từng hãng mà chúng ta sẽ chọn chân đấu nối phù hợp. Tránh trường hợp dùng jack kết nối cũ cho cảm biến mới cũng dẫn đến cảm biến không hoạt động.

Cách đấu cảm biến áp lực 3 dây

Đối với loại 3 dây thì điều chắc chắn là chúng ta phải sử dụng nguồn rời. Cảm biến áp lực 3 dây thì bao gồm 2 loại tín hiệu ra 4-20ma 3 dây và 0-10v 3 dây.



Cách đấu nối thì cũng khá đơn giản. Chúng ta sẽ đấu nguồn dương 24VDC vào chân cấp nguồn cảm biến. Nguồn âm 24VDC sẽ đấu vào chân âm cảm biến áp lực. Chân xuất tín hiệu cảm biến đấu vào chân dương tín hiệu vào biến tần. Còn lại chúng ta sẽ đấu chung 2 chân GND nguồn 24VDC và GND tín hiệu analog vào trên biến tần.

Đấu cảm biến đo áp suất loại 4 dây

Loại này thông thường cho ra cả 2 loại tín hiệu 4-20ma hoặc 0-10v. Và nguồn thì cũng phải dùng nguồn rời. cách đấu nối loại này xem như là đơn giản nhất.



Tiến hành đấu 2 chân nguồn 24VDC và 2 chân nguồn của cảm biến. Tiếp theo 2 chân ngõ ra tín hiệu cảm biến sẽ đấu vào 2 chân tín hiệu vào analog của biến tần. Loại này tuy dễ đấu nhưng nhược điểm là đi nhiều dây và độ ổn định không cao.