Ngày nay đo áp suất hay đo áp lực trong sản xuất và các thiết bị là nhu cầu không thể thiếu trong công nghiệp. Đo áp suất chia ra nhiều dạng khác nhau, tuỳ thuộc vào ứng dụng và vật liệu cần đo mà chúng ta chọn loại thích hợp.

Chọn cảm biến thích hợp đem lại hiêu suất cao và chính xác nhất. Đo áp suất chia ra các phương pháp như: Đo áp suất thông thường, đo áp suất thuỷ tĩnh, đo áp suất chênh áp.

1. Cảm biến áp suất thông thường

Dòng này chúng ta gặp nhiều nhất, dùng trong các ứng dụng đo áp suất phổ biến như đo áp suất khí nén, đo áp suất hơi, đo áp suất thuỷ lực, dòng đo áp suất nước, đo áp suất gas… Các ứng dụng ngày dễ dàng tìm được các cảm biến ứng ý.
Dòng cảm biến áp suất này khi mua cần chú ý các thông số cơ bản như sau:

- Dãy đo áp suất cần dùng là bao nhiêu? Luôn luôn chọn cảm biến có dãy đo cao hơn hoặc bằng áp suất cần đo. Ví dụ đo áp suất 0-8bar cần chọn cảm biến có dãy đo 0-10bar hoặc 0-16bar.

- Nhiệt độ làm việc của cảm biến là bao nhiêu? Chú ý dòng này tiêu chuẩn nhiệt độ làm việc thông thường từ -20…85 C.

- Tín hiệu để điều khiển dùng tín hiệu gì? Hiện nay 99% cảm biến áp suất dùng ngõ ra 4-20mA. Trong trường hợp cần ngõ ra khác ta cân nhắc phải dùng bộ chuyển tín hiệu.

2. Cảm biến áp suất dạng điện trở

- Cấu tạo cảm biến: gồm 1 lớp màn rất nhạy với áp suất, dc cấy trên các phần tử áp điện trở.

- Nguyên tác hoạt động : Khi có tác động của lực áp suất lên màn, màn sẽ bị biến dạng, các áp điện trở cũng sẽ thay đổi tùy theo sự biến cong của màn. cụ thể giá trị các áp điện trở song song với cạnh màng giảm thì giá trị các áp điện trở vuông góc với cạnh màng tăng và ngược lại khi đó sẽ tạo điện áp ngõ ra khác 0.

- Sự thay đổi áp điện trở đó chuyển tín hiệu đến bộ sử lý và ra được tín hiệu cần đo.

3. Cảm biến áp suất kiểu tụ

- Loại này có nguyên lý hoạt động đơn giản hơn dựa vào giá trị của điện dung để xác định áp suất. Điện dung của tụ được thay đổi bằng cách thay đổi khoảng cách của cực tụ. Nguyên lý áp kế điện dung

- Nguyên lý áp kế điện dung Khi có áp suất tác động vào lớp màng làm lớp màng bị biến dạng đẩy bản cực lại gần với nhau hoặc kéo bản cực ra xa làm giá trị của tụ thay đổi, dựa vào sự thay đổi điện dung này qua hệ thống xử lý người ta có thể xác định được áp suất cần đo.

4. Cảm biến áp suất thủy tĩnh

Áp suất thủy tĩnh là áp suất của nước đo mức nước theo phương pháp dựa vào thay đổi áp suất. Chúng ta biết áp suât nước quy đổi sang độ cao của nước ta có 10mH2O = 1 Bar. Dựa vào đó các hãng sản xuất ra đời cảm biến đo áp suất thuỷ tĩnh.

Dòng cảm biến thuỷ tĩnh được lắp đặt đo mức nước trong các bồn nước ngầm, giếng ước độ sâu lớn, hồ nước thuỷ điện… Một số điểm chú ý để chọn cảm biến áp suất thuỷ tĩnh như sau:

- Dãy đo cần đo là bao nhiêu? Cần chọn dãy đo đúng không được quá chênh lệch sẽ gây sai số lớn.

- Vì là loại thả chìm nên chiều dài dây tương ứng với chiều cao mức nước cần đo.

- Nhiệt độ làm việc không quá 60C, vì vậy chỉ dùng đo nước sinh hoạt nước ao, hồ, giếng.

- Tránh lắp cảm biến trong các bể có cánh khuấy vì lúc này nước bị dao động. Khi đo sẽ không ổn định, vì dòng cảm biến này có độ nhạy cao.

5. Cảm biến đo áp suất chênh áp

Một dòng cảm biến được dùng khá phổ biến hiên nay đó là cảm biến đo áp suất chênh áp. Khác với hai dòng trên đo áp suất chỉ cần một điểm, đo tại một vị trí.

Cảm biến chênh áp đo áp suất tại hai điểm A và B. Cảm biến nhận áp suất tại hai điểm sau đó tính độ lệch áp suất giữa hai điểm qua công thức AP= PA-PB trong dó AP là độ lệch áp suất giữa hai điểm.

Đo chênh áp được chia thành hai dòng chính đó là đo chênh áp không khí và đo chênh áp chất lỏng. Trong ứng dụng đo chênh áp không khí thì dùng cho hệ thống HVAC là chính.

Đối với ứng dụng đo chênh áp cho nước thì áp suất chênh lên đến vài Bar, ta biêt 1 Bar =100.000 Pascal. Tín hiệu ngõ ra của cảm biến chênh áp dùng là 4-20mA.

Trong một số trường hợp cảm biến chênh áp còn được dùng để đo mức nước trong tank kín, đo mực nước lò hơi…