Các đơn vị đo áp suất thường dùng hiện nay như : Pascal ký hiệu Pa, Psi, Bar, mmHg, kg/cm2, atm, Torr…

Trong đó ở các nước Châu Âu, có các nền công nghiệp phát triển họ sử dung các đơn vi áp suất chủ yếu là Bar.

Ở Châu Mỹ điển hình là USA và Canada họ dùng đơn vị đo áp suất chủ yếu là Psi.

Ở Châu Á có Nhật Bản có nền công nghiệp phát triển, họ dùng đơn vị đo áp suất chủ yếu là Pascal ký hiệu Pa.

Còn ở Việt Nam và một số nước Châu Á khác chúng ta sử dụng nhiều loại đơn vị khác nhau. Vì đa phần máy móc chúng ta điều nhập khẩu từ các nước G7 ( Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Canada, Mỹ ). Do đó, đơn vị áp suất chúng ta sử dụng cũng đa dạng như kg/cm2, Pascal, Bar, Psi…

Làm thế nào để đo áp suất ?

Để đo áp suất chúng ta cần các thiết bị chuyên dụng để đo áp suất. Trong đó có hai thiết bị phổ biến nhất đó là: Đồng hồ đo áp suất và cảm biến đo áp suất.



Đồng hồ đo áp suất chắc hẳn ai cũng dể dàng thấy được trong các ứng dụng hằng ngày. Như bình chứa gas có dùng đồng hồ để đo áp suất bên trong, đồng hồ đo áp suất lốp xe, đồng hồ đo áp suất máy bơm nước cứu hoả…

Cảm biến áp suất, khác với đồng hồ thì cảm biến áp suất chỉ được dùng nhiều trong công nghiệp sản xuất. Cảm biến áp suất đo áp suất độ chính xác cao, sử dụng ngõ ra tín hiệu Analog để kết nối đến các thiết bị giám sát và điều khiển.

Phân biệt các loại áp suất

Hiện nay áp suất chia làm hai dòng chính đó là : Áp suất tuyệt đối và áp suất tương đối.

– Áp suất tương đối là áp suất trong môi trường không khí xung quanh chúng ta.. do đó, nó bằng áp suất tuyệt đối trừ áp suất khí quyển.

– Áp suất tuyệt đối là áp suất tiêu chuẩn đo trong môi trường chân không, vì vậy nó bằng áp suất tương đối cộng với áp suất khí quyển.

– Chênh lệch áp suất là sự khác biệt áp suất giữa hai điểm.